Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật nói chung và tép cảnh nói riêng. Đặc biệt vào mùa hè, nhiệt độ bể có thể tăng lên mức rất cao, nếu không can thiệp một cách hợp lý và nhanh chóng, cá và tép trong bể của bạn chắc chắn sẽ rất vất vả để thích nghi với tình hình này và có thể dẫn đến việc chết hàng loạt.
Tuy nhiên, để làm mát bể, bạn cần phải xử lý bằng những cách thức hợp lý, đảm bảo nguyên tắc không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của hệ sinh vật trong bể và phù hợp với điều kiện của bản thân.
Trong bài viết này, mình sẽ đưa ra một số phương pháp để làm mát bể kèm các lưu ý để bạn có thể cân nhắc thực hiện.
Tại sao nhiệt độ bể tép tăng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ bể của bạn tăng. Ngoài nguyên nhân khách quan do khí hậu còn một số ngyên nhân như sau:
– Sử dụng loại đèn phát ra quá nhiều nhiệt.
– Sử dụng đèn bật thời gian dài / ánh sáng sáng quá mức.
– Thiếu điều hòa không khí,
– Để bể gần cửa sổ,
– Do các thiết bị bể tép gặp trục trặc hoặc để nhiệt sưởi quá mức.
Do đó, hãy theo dõi nhiệt độ nước trong bể bằng nhiệt kế phù hợp và tập thói quen ghi lại các thông số mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận thấy sự bất thường và có phương án xử lý phù hợp với đặc thù bể của bạn.
Ảnh hưởng của nhiệt độ cao trong bể tép
Nhiệt độ cao hơn thường dẫn đến sự hấp thụ kém hơn nồng độ oxy trong bể do Nhiệt độ ấm hơn làm giảm mức độ oxy hòa tan trong nước hồ cá, và ngược lại, nhiệt độ mát hơn làm tăng mức oxy hòa tan.
Nhiệt độ quá cao còn khiến tảo hại sinh sản và phát triển mạnh trong bể tép của bạn.
Nhiệt độ cao cũng dẫn đến việc cá/tép hoạt động và sinh sản nhiều hơn, ăn nhiều hơn do phải tốn nhiều calo để thích ứng dẫn đến chất thải nhiều hơn, giảm chất lượng nước.
Do đó, sẽ là sai lầm khi để tình trạng tăng nhiệt độ kéo dài trong bể tép của bạn, biết được tác hại nghiêm trọng mà nó có thể gây ra cho động vật hồ cá của bạn.
Bài viết liên quan: Ban ngày bật điều hòa/chạy chiller, ban đêm không dùng tép có sao không?
Phương pháp làm mát hiệu quả
Có rất nhiều phương pháp hạ nhiệt độ cao trong bể. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiệt độ cao trong bể, bạn có thể sử dụng các phương pháp sau để làm giảm nhiệt độ.
1. Tắt bớt đèn ở bể tép:
Các loại đèn ở bể tép phát ra rất nhiều nhiệt khi chúng cung cấp ánh sáng cho bể. Một số loại bóng như bóng đèn T5 và T8, halogen kim loại, đèn VHO, tạo ra một lượng nhiệt cao so với đèn LED.
Bởi vậy, việc tắt bớt đèn sẽ giúp giảm nhiệt độ của hồ cá trong những ngày nhiệt độ cao.
Tuy nhiên cần lưu ý, khi không có đèn sẽ phát sinh chu trình quang hợp đảo ngược, thực vật sẽ hút oxi dẫn đến thiếu oxi trong bể. Bởi vậy hãy đảm bảo tăng mức DO trong bể của bạn thông qua sục khí bằng máy bơm không khí/ sủi oxi.
2. Mở nắp bể tép:
Đôi lúc nhiệt độ bể quá cao do các thiết bị bên trong của bể. Bởi vậy nếu bạn không có các “ nghệ sĩ trốn thoát ’’(như crabs and crayfish) hoặc cá nhảy trong bể của bạn hãy mở nắp bể ra và lắp đặt quạt làm mát bể tép để thổi trực tiếp trên bề mặt nước.
Quạt làm mát giúp làm giảm nhiệt độ nước và nó cũng giữ cho đèn bể tép không bị quá nóng. Tùy thuộc vào kích thước của bể tép, quạt làm mát khiến nhiệt độ giảm 1 – 3 °C (hoặc 2 – 6 °F) trong 24 giờ.
Lưu ý : Hãy nhớ rằng thiết bị này thực hiện vai trò làm mát với phương thức bay hơi, tức là nó sẽ làm giảm thể tích nước trong bể tép. Do hệ quả này, hãy thêm nước cho bể thường xuyên và nhớ xử lý nước trước khi đổ vào bể.
3. Sử dụng điều hòa nhiệt độ:
Đây là phương án tuyệt vời nhất để ổn định nhiệt độ.
Điều hòa luôn giữ cho môi trường bên ngoài mát mẻ cũng như giải quyết toàn bộ các rắc rối khi sử dụng chiler làm mát. Điểm trừ là chi phí cao và phải duy trì 24/24 để tránh biến động gây ảnh hưởng không tốt đến bể của bạn.
4. Dùng đá lạnh để giảm nhiệt:
Sử dụng đà lạnh là các giải pháp cấp tốc, dễ dàng và nhanh chóng cho các vấn đề nhiệt độ cao – cách này phù hợp hơn cho các trường hợp khẩn cấp tức là khi nhiệt độ nước bể quá cao.
Dù sao, hãy lưu ý rằng việc thêm các túi đá và các chai nước đông lạnh vào bể tép có thể gây ra sự sụt giảm mạnh về mức nhiệt độ, do đó dẫn đến sốc nhiệt, vì vậy hãy sử dụng phương pháp này một cách thận trọng.
Lưu ý : Cá, tép, cua, tôm càng, ốc, v.v. đều là những động vật “máu lạnh”. Nói cách khác, nhiệt độ cơ thể của chúng hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ trong môi trường xung quanh.
– Nếu sử dụng phương pháp này, hãy đo lại nhiệt độ sau mỗi 30 phút.
– Nếu nhiệt độ giảm quá nhanh (hơn 1 °C hoặc 2 °F), hãy giảm bớt đá và đợi một giờ để mọi thứ ổn định.
– Kiểm tra nhiệt độ các khu vực khác trong bể để có mức nhiệt chính xác nhất. Căn cứ vào đó để xem xét có tiếp tục giảm nhiệt hay không.
Nhiệt độ giảm nhanh sẽ khiến động vật của bạn bị căng thẳng hoặc thậm chí bị bệnh. Bởi vậy, hãy giảm tử từ trong 6 – 8 tiếng để chúng thích nghi và luôn khỏe mạnh.
Nhìn chung, phương pháp này mình không quá khuyến khích do khá mất thời gian, cũng không tối ưu và có thể gây nguy hiểm cho đàn tép nhà bạn.
5. Thay nước:
Cũng giống như phương pháp làm lạnh bằng đá, thay nước phù hợp cho trường hợp khẩn cấp.
Kỹ thuật này liên quan đến việc sử dụng môi trường mát hơn nước bể tép hiện tại. Trong trường hợp này, nước mát làm giảm cho nhiệt độ trong 1 khoảng thời gian ngắn.
Tất cả những gì bạn cần làm là thay thế khoảng 25% nước trong bể tép bằng nước khử clo mát hơn, và nó sẽ làm giảm đáng kể nhiệt độ của bể.
Đừng thay quá nhiều nước trong bể của bạn để tránh giảm nhiệt độ hơn 1 – 3 °C (hoặc 2 – 6 °F) trong một thời gian ngắn vì sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng gây bất lợi cho sức khỏe của các loài thủy sinh.
Bất cứ khi nào tình hình cho phép, tốt hơn hết là thực hiện thay ít nước hơn thay vì thay nhiều nước.
Ngoài ra, tránh sử dụng nước rất lạnh để thay nước, một phần vì nó gây căng thẳng cực độ cho cá và khiến chúng dễ mắc bệnh. Trong bể tép, thay nước nhiều có thể gây ra các vấn đề về lột xác.
6. Dùng chiller làm lạnh:
Ngoài việc sử dụng điều hòa nhiệt độ, đây có thể nói là là giải pháp tốt nhất để làm lạnh hồ cá. Với cơ chế tự động tắt mở khi chênh + – 1 độ, thiết bị luôn giữ nhiệt độ ở mức phù hợp nhất bất kể mùa nào.
Tuy nhiên, nhược điểm của dùng chiller đó là nhiệt phả ra ngoài không khí quá lớn. Nhiệt độ phòng khi dùng chiller luôn cao hơn 1 – 2 độ so với nhiệt độ các phòng khác trong cùng điều kiện khí hậu.
Ngoài ra, việc chênh nhiệt độ giữa bên trong bể và nhiệt độ phòng dẫn đến hiện tượng ngưng tụ nước trên bề mặt bể. Khiến bể mất thẩm mỹ và gây ướt át sàn nhà trong suốt quá trình sử dụng. Để khắc phục tình trạng này, cần phải xử lý cách nhiệt và bọc cách nhiệt toàn bộ các thiết bị bể liên quan đến chiler. Mình sẽ có một bài viết sâu hơn về vấn đề này.
Một vấn đề nữa là chiller rất tốt điện. Thực tế cho thấy quá trình sử dụng, mình dùng điều hòa so với dùng chiller tiền điện phải trả chênh nhau không đáng bao nhiêu. Bởi vậy, nếu có điều kiện hãy đầu tư điều hòa không khí để đạt hiệu quả nhất.
7. Quạt bể:
Bằng cách một cái quạt thổi trên bề mặt bể, chúng sẽ tăng sự bốc hơi. Và kết quả là, chúng đã hạ được nhiệt độ.
Quạt Làm Mát Bể Tép 4 Cánh Cooling Fan – giúp tản nhiệt bể cá hoặc bể thủy sinh
Quạt bể tép là một giải pháp rẻ hơn so với máy làm lạnh. Đương nhiên, chúng không thể cung cấp kết quả ổn định và giữ nhiệt độ ở một số mức nhất định, tuy nhiên… một ngày nào đó chúng có thể có ích cho bạn thì sao.
KẾT LUẬN
Nhiệt độ cao trong một thời gian dài chắc chắn gây ảnh hưởng xấu đến bể của bạn. Đó là lý do tại sao bạn nên sử dụng các biện pháp được liệt kê trên để ngăn nhiệt độ của bể tép của bạn đạt đến mức cực đoan.
Đừng quá lo lắng khi thấy nhiệt độ tăng cao trong bể tép của mình, việc giảm nhiệt độ đột ngột trong một thời gian ngắn là một điều tồi tệ nhất
Trong khi làm mát bể, hãy chắc chắn hạ nhiệt độ dần dần cho đến khi nó trở lại mức bình thường. Sự an toàn của hệ sinh vật trong bể là ưu tiên hàng đầu. Hãy sử dụng phương án hợp lý nhất phù hợp với điều kiện kinh tế và tình trạng bể.
Mọi thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ qua:
- Facebook: TÉP XINH AQUA
- Page: tepxinhaqua.com
Cảm ơn và trân trọng!
——– TÉP XINH AQUA ——-
- [18/09/2024] Fancy Tiger không còn quá xa xỉ, ai cũng có thể sở hữu!
- [24/11/2024] Sea Grass Shrimp Trải nghiệm thú vị với loài tép biển độc!
- KINH NGHIỆM "GIẢI NHIỆT" MÙA HÈ NẮNG NÓNG CHO BỂ TÉP CẢNH : ĐÚNG – HIỆU QUẢ – TIẾT KIỆM
- BỂ PH THẤP VÀ TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG
- CRS là loại tép gì? Hướng dẫn phân Biệt Giữa tép PRL và tép CRS.